Chúa Nhật, December 11, 2011

Các Vấn Đề Tâm Linh 05

Giáng Sinh, Kế Hoạch Giải Quyết Tội Lỗi

Rôma 5:12–21

Người ta đọc Kinh Thánh thấy chuyện tích Ađam nghe lời vợ mình, là Êva, ăn trái cấm, rồi cả hai bị Đức Chúa Trời đuổi khỏi vườn địa đàng Eđen, trở thành tổ phụ của toàn nhân loại. Tín hữu ngày nay vẫn thường thắc mắc về hình phạt quá nặng cho một tội có vẻ không quan trọng gì của Ađam, theo như nhãn quan chung của chúng ta và nhân loại. Đối với những người yêu mến Đức Chúa Trời, thì đến thời Tân Ước người ta mới hiểu rõ tính cách trầm trọng của lỗi lầm bất tuân do Êva và Ađam gây ra. Sở dĩ phải mất một thời gian rất lâu mới giúp người ta hiểu lý do của hình phạt, là vì trong lịch sử dù đã có rất nhiều vị tiên tri được Đức Chúa Trời sai đến để trình bày về Ngài cho loài người được biết (Hêbơrơ 1:1), nhân loại vẫn hiểu rất mơ hồ về Đấng đã tạo nên mình, tác giả của mọi tạo vật trong vũ trụ và sự sống mà họ đang có. Sau khi Đức Chúa Giêxu giáng sinh và chịu chết chuộc tội cho loài người; rồi sống lại thăng thiên về trời, sai Đức Thánh Linh xuống, thì Hội Thánh của Chúa mới có sự hiểu biết sâu nhiệm về vấn đề ấy.

Đức Thánh Linh đã dùng sứ đồ Phaolô viết thư tín Rôma giúp mọi người đọc Kinh Tân Ước hiểu biết rõ hơn về hệ quả hành động của Ađam là: Vì bất tuân, Ađam đã tạo cơ hội cho “tội lỗi đã vào thế gian, và bởi tội lỗi mà có sự chết, sự chết lan truyền đến mọi người” (12). Tội của A-đam bị xem là rất nặng, vì kể từ ngày ông phạm tội, cả nhân loại đều bị sự chết thống trị. Chết là hệ quả hành động phạm tội của Ađam. Hơn nữa, qua hành động của mình, Ađam, một con người chưa biết tội lỗi là gì, đã vô tình trao quyền quản trị thế giới vào tay quỷ dữ, là satan. Có nghĩa là satan đã lừa được Ađam phạm tội để đoạt quyền quản trị thế giới từ tay Ađam. Như vậy, không một người nào thuộc dòng giống Ađam có đủ tư cách và quyền phép để đánh bại satan, đoạt lại quyền quản trị thế giới, mà Đức Chúa Trời đã giao cho Ađam sau khi Ngài sáng tạo xong muôn loài vạn vật và loài người trên trái đất; bởi vì không người nào là vô tội cả (12b).

Phải có một người vô tội, thuộc nhân loại, nhưng không thuộc dòng dõi của Ađam, mới đủ tư cách làm người đòi lại quyền quản trị thế giới từ tay satan. Đồng thời, Người ấy phải quyền uy hơn satan, thì mới đánh bại được một vị thần vốn là một chêrubim che phủ, tuyệt đẹp, đầy quyền phép trên thiên đàng. Kinh Thánh chép lời Đức Chúa Trời nói về vị ấy “Ngươi là một chêrubim được xức dầu đang che phủ; Ta đã lập ngươi trên hòn núi thánh của Đức Chúa Trời; ngươi đã đi dạo giữa các hòn ngọc sáng như lửa. Đường lối ngươi trọn vẹn từ ngày ngươi được dựng nên, cho đến lúc thấy sự gian ác trong ngươi” (Êxêchiên 28:14–15).

Dù sẽ có một Người đầy đủ tư cách như Ađam, vì “Ađam là một điển hình của Đấng sẽ đến” (14b), đến đoạt lại quyền quản trị thế giới khỏi tay satan, thì nhân loại vẫn hư mất vì sự chết chưa bị loại trừ. Sự chết vẫn thống trị trên khắp nhân loại “vì mọi người đêu phạm tội” (12b). Đấng cứu giúp phải có đủ quyền phép thắng được sự chết, đồng thời phải có phương cách để người ta được tha tội, thì mới có thể phục hồi một nhân loại hạnh phúc. Điều đó chỉ có thể được thực hiện do ân điển, tức là ơn ban, từ Đức Chúa Trời, Đấng dựng nên loài người. Món quà ân điển của Ngài ban là Đức Chúa Giêxu Christ, Thần Nhân đã đến để hoàn thành chương trình cứu chuộc nhân loại của Đức Chúa Trời. Bởi vì “… ân điển của Đức Chúa Trời ban cho loài người không phải như tội người ta phạm. Vì nếu chỉ bởi một người phạm tội mà nhiều người phải chết, huống chi ân điển của Đức Chúa Trời, món quà ân điển ban cho qua một Người duy nhất là Đức Chúa Giêxu Christ, hẳn phải dư dật cho nhiều người biết là chừng nào!” (15).

Đức Chúa Giêxu phải đến làm một Người, mới có thể hoàn thành vai trò Đấng Christ, Chúa Cứu Thế, để thực hiện và hoàn thành chương trình cứu và chuộc nhân loại. Sở dĩ Ngài có thể cứu mọi người, vì Ngài là Đấng Công Chính, vô tội, có thể dùng mạng sống mình đền tội cho chúng ta, và dùng cái giá mà toàn cõi vũ trụ không thể so bằng để chuộc lại cả thế giới và nhân loại tội lỗi. Kinh Thánh chép: “Món quà Chúa ban khác hẳn với hậu quả của tội lỗi do một người gây nên. Một đằng, một người phạm tội khiến mọi người đều chịu hình phạt; đằng khác, con người dù phạm nhiều tội, lại được món quà ân điển Chúa ban, đưa đến sự xưng công chính. Nếu chỉ vì một người phạm tội mà sự chết đã thống trị mọi người; huống chi những người nhận ân điển dồi dào và nhận món quà công chính, chắc chắn họ sẽ nhờ một Người duy nhất, là Đức Chúa Giêxu Christ mà thống trị cuộc sống” (16–17).

Đức Chúa Giêxu Christ là món quà, là ân điển của Đức Chúa Trời ban cho loài người. Ngài phải đến để chịu chết thay cho nhân loại. Với uy quyền và quyền phép của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Giêxu có thể dùng quyền năng của mình buộc satan phải trả lại thế gian cho con cháu A-đam, nhưng Ngài không làm như thế được vì satan sẽ bêu xấu Ngài là bất công, không đáng cho hắn tâm phục khẩu phục, không đáng làm một Đức Chúa Trời công chính và chí thánh. Sự công chính của Đức Chúa Trời đòi hỏi tội lỗi phải bị trừng phạt. Đức Chúa Giêxu đã vâng lời Cha của mình trên trời, giáng sinh làm một Người để thực hiện sự chuộc tội ấy. Việc Ngài vâng lời là căn bản để chuộc lại tội không vâng lời của Ađam: “Vì bởi một người không vâng lời, nhiều người trở thành tội nhân; cũng vậy, nhờ một Người vâng lời, nhiều người trở nên công chính” (19).

Nếu Đức Chúa Trời loại trừ satan ra khỏi cõi nhân gian mà chưa loại trừ nổi tội lỗi của nhân loại, thì hậu quả sự phạm tội của Ađam vẫn còn y nguyên; sự chết vẫn thống trị trên cả nhân loại. Chương trình sáng tạo thế giới mà Đức Chúa Trời thấy là tốt lành vẫn bị thất bại khi tội lỗi vẫn tác oai tác quái trên cả loài người. Nếu không một việc lành nào của người ta có thể chuộc lại lỗi lầm họ đã phạm nghịch với Đức Chúa Trời, thì Ngài chỉ có thể hoàn thành chương trình tốt lành của Ngài bằng cách tha tội cho loài người. Điều ấy không thể xảy ra nếu không có một người vô tội chịu chết đền tội để chuộc tội cho cả nhân loại. Đức Chúa Giêxu đã đến để làm cho sự tha tội của Đức Chúa Trời có thể thực hiện được.

Nhưng căn gốc của sự phạm tội là ma quỷ, là satan, vẫn còn đó nếu công việc của hắn không bị phá huỷ. Vậy thì một trong các mục đích của sự giáng sinh là để huỷ phá công việc của ác quỷ như Kinh Thánh đã chép “..Con của Đức Chúa Trời đã hiện ra để huỷ phá công việc của ác quỷ” (1Giăng 3:8b). Ngoài việc dùng huyết hi sinh quyền năng vô địch của Ngài để phá tan ngục tù của satan trên nhân loại, sự giáng sinh, sự chết hi sinh và sự sống lại khải hoàn của Đức Chúa Giêxu là chương trình mà Đức Chúa Trời dùng để loại trừ công việc của ác quỷ satan trên loài người từ đời Ađam đến nay; bằng cách dùng nếp sống được thánh hoá bởi Đức Thánh Linh thay thế cho bản chất hư hoại của con người thiên nhiên, là bản chất đã bị nhiễm độc bởi công việc của satan.

Mặc dù Đức Thánh Linh, mà Cựu Ước gọi là Thần của Đức Chúa Trời, có đủ quyền phép để biến cải lòng người; nhưng sự thánh hoá đời sống một người không thể diễn ra khi tội lỗi chưa bị xoá sạch khỏi lòng người đó. Bản chất hư hoại của nhân loại phải bị thay thế bằng một bản chất mới thánh khiết của cõi thiên đàng, gọi là sự tái sanh. Sự tái sanh chỉ có thể xảy ra khi một người tin và tiếp nhận ơn cứu độ của Đức Chúa Trời, là ơn đã được thực hiện qua cái chết hi sinh của Đức Chúa Giêxu Christ. Đức Chúa Trời phải trả cái giá cao tột đỉnh đó để mở một lối đi cho loài người có thể bước vào địa vị được tha thứ, rồi được tái sanh để trở thành một nhân loại mới, con cái thật của Đức Chúa Trời chí thánh.

Tất cả những điều nói trên chỉ có thể bắt đầu thực hiện qua sự giáng sinh rất khiêm nhường của Đức Chúa Giêsu Christ. Hàng năm, chúng ta đều tưng bừng kỷ niệm một lễ Giáng Sinh hoan lạc và đẹp đẽ, đèn hoa lộng lẫy, rực rỡ. Hãy trang bị tâm linh mình một sự hiểu biết kỹ lưỡng và đầy đủ về biến cố giáng sinh, để chúng ta không bị lôi cuốn vào hàng hoá quà cáp của mùa giáng sinh, nhưng sẽ kỷ niệm lễ Giáng Sinh của Đức Chúa Giêxu Christ với lòng biết ơn vô hạn.

VanDeTamLinh05.docx

Rev. Dr. CTB

Các Vấn Đề Tâm Linh 05

Giáng Sinh, Kế Hoạch Giải Quyết Tội Lỗi

Rôma 5:12–21

Người ta đọc Kinh Thánh thấy chuyện tích Ađam nghe lời vợ mình, là Êva, ăn trái cấm, rồi cả hai bị Đức Chúa Trời đuổi khỏi vườn địa đàng Eđen, trở thành tổ phụ của toàn nhân loại. Tín hữu ngày nay vẫn thường thắc mắc về hình phạt quá nặng cho một tội có vẻ không quan trọng gì của Ađam, theo như nhãn quan chung của chúng ta và nhân loại. Đối với những người yêu mến Đức Chúa Trời, thì đến thời Tân Ước người ta mới hiểu rõ tính cách trầm trọng của lỗi lầm bất tuân do Êva và Ađam gây ra. Sở dĩ phải mất một thời gian rất lâu mới giúp người ta hiểu lý do của hình phạt, là vì trong lịch sử dù đã có rất nhiều vị tiên tri được Đức Chúa Trời sai đến để trình bày về Ngài cho loài người được biết (Hêbơrơ 1:1), nhân loại vẫn hiểu rất mơ hồ về Đấng đã tạo nên mình, tác giả của mọi tạo vật trong vũ trụ và sự sống mà họ đang có. Sau khi Đức Chúa Giêxu giáng sinh và chịu chết chuộc tội cho loài người; rồi sống lại thăng thiên về trời, sai Đức Thánh Linh xuống, thì Hội Thánh của Chúa mới có sự hiểu biết sâu nhiệm về vấn đề ấy.

Đức Thánh Linh đã dùng sứ đồ Phaolô viết thư tín Rôma giúp mọi người đọc Kinh Tân Ước hiểu biết rõ hơn về hệ quả hành động của Ađam là: Vì bất tuân, Ađam đã tạo cơ hội cho “tội lỗi đã vào thế gian, và bởi tội lỗi mà có sự chết, sự chết lan truyền đến mọi người” (12). Tội của A-đam bị xem là rất nặng, vì kể từ ngày ông phạm tội, cả nhân loại đều bị sự chết thống trị. Chết là hệ quả hành động phạm tội của Ađam. Hơn nữa, qua hành động của mình, Ađam, một con người chưa biết tội lỗi là gì, đã vô tình trao quyền quản trị thế giới vào tay quỷ dữ, là satan. Có nghĩa là satan đã lừa được Ađam phạm tội để đoạt quyền quản trị thế giới từ tay Ađam. Như vậy, không một người nào thuộc dòng giống Ađam có đủ tư cách và quyền phép để đánh bại satan, đoạt lại quyền quản trị thế giới, mà Đức Chúa Trời đã giao cho Ađam sau khi Ngài sáng tạo xong muôn loài vạn vật và loài người trên trái đất; bởi vì không người nào là vô tội cả (12b).

Phải có một người vô tội, thuộc nhân loại, nhưng không thuộc dòng dõi của Ađam, mới đủ tư cách làm người đòi lại quyền quản trị thế giới từ tay satan. Đồng thời, Người ấy phải quyền uy hơn satan, thì mới đánh bại được một vị thần vốn là một chêrubim che phủ, tuyệt đẹp, đầy quyền phép trên thiên đàng. Kinh Thánh chép lời Đức Chúa Trời nói về vị ấy “Ngươi là một chêrubim được xức dầu đang che phủ; Ta đã lập ngươi trên hòn núi thánh của Đức Chúa Trời; ngươi đã đi dạo giữa các hòn ngọc sáng như lửa. Đường lối ngươi trọn vẹn từ ngày ngươi được dựng nên, cho đến lúc thấy sự gian ác trong ngươi” (Êxêchiên 28:14–15).

Dù sẽ có một Người đầy đủ tư cách như Ađam, vì “Ađam là một điển hình của Đấng sẽ đến” (14b), đến đoạt lại quyền quản trị thế giới khỏi tay satan, thì nhân loại vẫn hư mất vì sự chết chưa bị loại trừ. Sự chết vẫn thống trị trên khắp nhân loại “vì mọi người đêu phạm tội” (12b). Đấng cứu giúp phải có đủ quyền phép thắng được sự chết, đồng thời phải có phương cách để người ta được tha tội, thì mới có thể phục hồi một nhân loại hạnh phúc. Điều đó chỉ có thể được thực hiện do ân điển, tức là ơn ban, từ Đức Chúa Trời, Đấng dựng nên loài người. Món quà ân điển của Ngài ban là Đức Chúa Giêxu Christ, Thần Nhân đã đến để hoàn thành chương trình cứu chuộc nhân loại của Đức Chúa Trời. Bởi vì “… ân điển của Đức Chúa Trời ban cho loài người không phải như tội người ta phạm. Vì nếu chỉ bởi một người phạm tội mà nhiều người phải chết, huống chi ân điển của Đức Chúa Trời, món quà ân điển ban cho qua một Người duy nhất là Đức Chúa Giêxu Christ, hẳn phải dư dật cho nhiều người biết là chừng nào!” (15).

Đức Chúa Giêxu phải đến làm một Người, mới có thể hoàn thành vai trò Đấng Christ, Chúa Cứu Thế, để thực hiện và hoàn thành chương trình cứu và chuộc nhân loại. Sở dĩ Ngài có thể cứu mọi người, vì Ngài là Đấng Công Chính, vô tội, có thể dùng mạng sống mình đền tội cho chúng ta, và dùng cái giá mà toàn cõi vũ trụ không thể so bằng để chuộc lại cả thế giới và nhân loại tội lỗi. Kinh Thánh chép: “Món quà Chúa ban khác hẳn với hậu quả của tội lỗi do một người gây nên. Một đằng, một người phạm tội khiến mọi người đều chịu hình phạt; đằng khác, con người dù phạm nhiều tội, lại được món quà ân điển Chúa ban, đưa đến sự xưng công chính. Nếu chỉ vì một người phạm tội mà sự chết đã thống trị mọi người; huống chi những người nhận ân điển dồi dào và nhận món quà công chính, chắc chắn họ sẽ nhờ một Người duy nhất, là Đức Chúa Giêxu Christ mà thống trị cuộc sống” (16–17).

Đức Chúa Giêxu Christ là món quà, là ân điển của Đức Chúa Trời ban cho loài người. Ngài phải đến để chịu chết thay cho nhân loại. Với uy quyền và quyền phép của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Giêxu có thể dùng quyền năng của mình buộc satan phải trả lại thế gian cho con cháu A-đam, nhưng Ngài không làm như thế được vì satan sẽ bêu xấu Ngài là bất công, không đáng cho hắn tâm phục khẩu phục, không đáng làm một Đức Chúa Trời công chính và chí thánh. Sự công chính của Đức Chúa Trời đòi hỏi tội lỗi phải bị trừng phạt. Đức Chúa Giêxu đã vâng lời Cha của mình trên trời, giáng sinh làm một Người để thực hiện sự chuộc tội ấy. Việc Ngài vâng lời là căn bản để chuộc lại tội không vâng lời của Ađam: “Vì bởi một người không vâng lời, nhiều người trở thành tội nhân; cũng vậy, nhờ một Người vâng lời, nhiều người trở nên công chính” (19).

Nếu Đức Chúa Trời loại trừ satan ra khỏi cõi nhân gian mà chưa loại trừ nổi tội lỗi của nhân loại, thì hậu quả sự phạm tội của Ađam vẫn còn y nguyên; sự chết vẫn thống trị trên cả nhân loại. Chương trình sáng tạo thế giới mà Đức Chúa Trời thấy là tốt lành vẫn bị thất bại khi tội lỗi vẫn tác oai tác quái trên cả loài người. Nếu không một việc lành nào của người ta có thể chuộc lại lỗi lầm họ đã phạm nghịch với Đức Chúa Trời, thì Ngài chỉ có thể hoàn thành chương trình tốt lành của Ngài bằng cách tha tội cho loài người. Điều ấy không thể xảy ra nếu không có một người vô tội chịu chết đền tội để chuộc tội cho cả nhân loại. Đức Chúa Giêxu đã đến để làm cho sự tha tội của Đức Chúa Trời có thể thực hiện được.

Nhưng căn gốc của sự phạm tội là ma quỷ, là satan, vẫn còn đó nếu công việc của hắn không bị phá huỷ. Vậy thì một trong các mục đích của sự giáng sinh là để huỷ phá công việc của ác quỷ như Kinh Thánh đã chép “..Con của Đức Chúa Trời đã hiện ra để huỷ phá công việc của ác quỷ” (1Giăng 3:8b). Ngoài việc dùng huyết hi sinh quyền năng vô địch của Ngài để phá tan ngục tù của satan trên nhân loại, sự giáng sinh, sự chết hi sinh và sự sống lại khải hoàn của Đức Chúa Giêxu là chương trình mà Đức Chúa Trời dùng để loại trừ công việc của ác quỷ satan trên loài người từ đời Ađam đến nay; bằng cách dùng nếp sống được thánh hoá bởi Đức Thánh Linh thay thế cho bản chất hư hoại của con người thiên nhiên, là bản chất đã bị nhiễm độc bởi công việc của satan.

Mặc dù Đức Thánh Linh, mà Cựu Ước gọi là Thần của Đức Chúa Trời, có đủ quyền phép để biến cải lòng người; nhưng sự thánh hoá đời sống một người không thể diễn ra khi tội lỗi chưa bị xoá sạch khỏi lòng người đó. Bản chất hư hoại của nhân loại phải bị thay thế bằng một bản chất mới thánh khiết của cõi thiên đàng, gọi là sự tái sanh. Sự tái sanh chỉ có thể xảy ra khi một người tin và tiếp nhận ơn cứu độ của Đức Chúa Trời, là ơn đã được thực hiện qua cái chết hi sinh của Đức Chúa Giêxu Christ. Đức Chúa Trời phải trả cái giá cao tột đỉnh đó để mở một lối đi cho loài người có thể bước vào địa vị được tha thứ, rồi được tái sanh để trở thành một nhân loại mới, con cái thật của Đức Chúa Trời chí thánh.

Tất cả những điều nói trên chỉ có thể bắt đầu thực hiện qua sự giáng sinh rất khiêm nhường của Đức Chúa Giêsu Christ. Hàng năm, chúng ta đều tưng bừng kỷ niệm một lễ Giáng Sinh hoan lạc và đẹp đẽ, đèn hoa lộng lẫy, rực rỡ. Hãy trang bị tâm linh mình một sự hiểu biết kỹ lưỡng và đầy đủ về biến cố giáng sinh, để chúng ta không bị lôi cuốn vào hàng hoá quà cáp của mùa giáng sinh, nhưng sẽ kỷ niệm lễ Giáng Sinh của Đức Chúa Giêxu Christ với lòng biết ơn vô hạn.

VanDeTamLinh05.docx

Rev. Dr. CTB