Chiến Đấu Chống Tà Linh, Tà Thần

Êphêsô 6:10–24

Sau khi trình bày các phước hạnh thuộc linh trong Đấng Christ, quyền tối thượng của Ngài ở cõi vật chất lẫn cõi vô hình, vai trò của ân điển và đức tin trong ơn cứu rỗi, dân ngoại được nhận vào một Hội Thánh hợp nhất trong Đấng Christ, huyền nhiệm về Hội Thánh của Đức Chúa Trời, việc nhờ đức tin được hiểu thấu tình yêu vô bờ bến của Đức Chúa Giêxu Christ, sự hợp nhất của mọi thánh đồ trong niềm tin, những lời khuyên về cách cư xử mới trong nếp sống mới, và những mối liên hệ giữa người với người trong Chúa phải như thế nào, sứ đồ Phaolô đưa ra lời thúc giục và trình bày cho tín hữu ở Êphêsô biết về những thứ khí giáp họ cần phải trang bị trong cuộc đấu tranh với lũ tà linh, tà thần đang hoạt động trong linh giới để hãm hại Hội Thánh và tín hữu.

Nếu chỉ biết về những kiến thức, các nhiệm vụ và bổn phận của mình trong vương quốc của Chúa không thôi, thì vẫn chưa đủ.  Vì tiếp nhận Đức Chúa Giêxu làm Chủ đời sống mình thì tín hữu bắt đầu tham gia trận chiến vốn đã do satan khởi động ở vườn địa đàng Êđen từ thời thuỷ tổ loài người mới được dựng nên.  Lúc chưa tin Chúa, người ta nằm dưới quyền quản trị của các tà thần, tà linh thuộc thế giới tối tăm trong linh giới.  Nhưng sau khi tiếp nhận ánh sáng cứu rỗi của Chúa, tín hữu được cứu thoát ra khỏi số phận bi thảm vĩnh cửu, nhận lấy hạnh phúc và hiểu biết của cõi thiên đàng, nhận lấy nghĩa vụ rao báo tin vui cho những linh hồn còn đang u mê trong sự tối tăm của tội lỗi, tín hữu trở thành mối nguy hại cho thế giới ma quỷ; vì qua tín hữu, ma quỷ sẽ bị mất thêm nhiều linh hồn khác, vì họ sẽ chọn thực hiện quyền tự do quyết định số phận của họ.

Vì thế, kẻ thù sẽ phản công bằng cách tấn công vào những chỗ yếu của tín hữu, dùng sự cám dỗ khiến tín hữu phạm tội, bị cắt đứt mối tương giao với Đức Chúa Trời thánh; tín hữu bị vô hiệu hoá, không còn hiệu quả, thất vọng ngã lòng, trở về đường cũ, bị loại khỏi vòng chiến.  Vì lý do nầy, mọi tín hữu cần phải được trang bị kiến thức và khả năng chiến đấu, để cùng với vô số con cái khác của Chúa tham gia cuộc chiến tranh trong cõi linh, để vừa tự bảo vệ mình, vừa góp phần đẩy lùi kẻ thù của linh hồn chúng ta.  Điều vui mừng là mọi tín hữu không phải dùng sức riêng để chiến đấu: “anh em hãy mạnh mẽ trong Chúa, nhờ sức toàn năng của Ngài” (10).  Mạnh mẽ trong sự phục vụ, sự chịu đựng và chiến đấu.  Sức mạnh tâm linh là cực kỳ cần thiết trong cuộc chiến ở cõi linh; và chúng ta đạt được sức mạnh ấy qua lòng tin Chúa sẽ ban cho mình.

Hãy mang lấy toàn bộ vũ khí của Đức Chúa Trời, để anh em có thể đứng vững mà chống lại mưu kế của quỷ dữ” (11).  Hãy tận dụng tất cả chức năng của các thứ giáp trụ và vũ khí nhằm tiêu trừ mọi quỷ kế cám dỗ của satan –– nhận lấy và thực hành tất cả ân điển–ơn ban của tín hữu, để không một mặt nào của tâm linh chúng ta bị để hở cho kẻ thù tấn công.  Mục đích là để có thể đứng vững, nghĩa là có khả năng chống lại các mưu kế tấn công, lừa gạt, gài bẫy của quỷ dữ. Lý do phải mang toàn bộ vũ khí của Đức Chúa Trời là vì đối phương không phải là người, nhưng là “các chủ quyền, phó quyền, quyền lực của thế giới tối tăm, và các tà linh gian ác ở các miền trên trời” (12).  Bọn nầy nhiều và nguy hiểm vì ta không thấy chúng bằng mắt trần, cũng không thấy các đòn tấn công của chúng.  Chúng khiêu khích các thánh đồ để họ phạm sự ác thuộc linh, ví dụ như: kiêu ngạo, ganh tị, xảo trá, vv.., là những nguyên nhân làm suy yếu tín hữu và Hội Thánh.

Các mục tiêu mà chúng nhắm tới là cản trở những ơn phước thiên đàng đổ xuống trên chúng ta và gây trở ngại cho mối truyền thông liên lạc giữa tín hữu với thiên đàng, bằng cách tấn công, cám dỗ, gây khó khăn để khiến chúng ta quên mất sự vận dụng đức tin của mình, hoặc mất cảnh giác trong nếp sống tâm linh làm suy yếu thẩm quyền của con cái Đức Chúa Trời. Vì chúng là kẻ thù trong cõi linh, nên sự chiến đấu chống lại chúng cũng phải được tiến hành bằng các biện pháp và sức mạnh tâm linh. “Cho nên, hãy mang lấy toàn bộ vũ khí của Đức Chúa Trời, để có thể chống cự trong ngày khốc hại, và sau cuộc chiến đấu, anh em đứng vững vàng” (13).  Lệnh ở đây là “chống cự” chứ không nhượng bộ bất cứ quỷ kế nào của kẻ thù; phản công mọi cuộc tấn công của chúng.  Để sau khi chống lại sự cám dỗ hoặc thắng hơn bất cứ khổ nạn nào, chúng ta vẫn còn đứng vững vàng trong đức tin.  Mọi tín hữu phải vững vàng trước khi mang khí giáp.

Ly s tht làm đai lưng (14) nghĩa là lấy sự thật hay sự chân thành làm sức mạnh.  Phải hiểu biết cặn kẽ về chân lý cứu rỗi, sự sai lạc và dối trá của các thứ lý thuyết, chủ nghĩa, hoặc niềm tin tôn giáo thù nghịch với Phúc Âm, hoặc mọi ý tưởng ngăn cản người ta hiểu biết chân lý của Đức Chúa Trời. Biết rõ địa vị, quyền lợi, uy quyền và tương lai huy hoàng của con cái Chúa, sự chiến thắng đã hoàn thành của thập tự giá Đấng Christ, thực trạng đã bại trận và tương lai hẩm hiu của satan và bè lũ, cũng như những người không vâng phục phúc âm.  Trong bất cứ cuộc tranh chấp nào, phía nắm sự thật và phô bày được sự thật ấy ra luôn luôn thắng.  Người nói thật cũng chẳng khi nào cần phải che giấu điều gì.  Giáp công chính là đời sống thánh khiết che chở vững chắc cho uy tín và danh dự của tín hữu; giúp bảo vệ chống lại mọi thứ gươm giáo sắc bén, hay tên bay tàn độc, tức là những lời vu khống, bêu riếu hạ nhục để loại tín hữu khỏi vòng chiến.

Một tâm linh bình an của người đã nhận ơn cứu rỗi là lớp giày bền chắc bảo vệ đôi chân sẵn sàng đi ra rao truyền phúc âm (15).  Không bị tâm lý nhát gan, xấu hổ vì mình là thiểu số, sợ bị người nghe cự tuyệt, ngán ngại hoàn cảnh khó khăn, rừng núi chông gai, sỏi đá nóng bỏng, lối đi băng giá, hoặc tình thế bất an; lòng bình an ấy luôn luôn sẵn sàng rao truyền Tin Lành.  Thun đc tin (16) dập tắt mọi thứ tên lửa tấn công của đủ thứ lý thuyết và chủ nghĩa hoài nghi.  Có đức tin nơi Chúa Toàn Năng, Toàn Thánh và Toàn Thiện sẽ loại trừ hết mọi sự nghi ngờ về tình yêu thiện hảo và chương trình tốt lành của Chúa cho đời sống mình; tin chắc quyền năng sáng tạo, sự chăm sóc gìn giữ, và bàn tay cứu giúp giải thoát đại năng của Ngài khỏi các cảnh ngộ khổ đau.

Lấy s cu ri làm mũ bo h nơi hiểm yếu nhất của con người là bộ óc (17), biểu tượng cho tư tưởng–trung tâm điều khiển mọi hoạt động của thân thể.  Việc biết chắc mình đã được cứu rỗi thì giống như đội mũ bảo hộ cho niềm tin của mình, cũng là niềm tự hào và kiêu hãnh của công dân thiên đàng.  Mũ trụ oai hùng là niềm hãnh diện của người lính Lamã xưa biết rõ uy quyền của đất nước họ phục vụ – sự hổ thẹn về Tin Lành là dấu hiệu chưa biết chắc mình đã có sự cứu rỗi.  Lời Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh được ví như gươm của Đức Thánh Linh.  Ai chịu học thuộc lòng nhiều Lời Chúa và biết những ứng dụng của các Lời ấy cho mọi hoàn cảnh, thì mới có đủ khả năng sử dụng như vung gươm của Đức Thánh Linh.  Dùng Lời Chúa để tấn công, dùng Kinh-Thánh giải nghĩa Kinh-Thánh.  Gươm dùng để tấn công, không cần dùng khả năng lý luận của mình để bênh vực hoặc bảo vệ gươm.  Cứ thả Lời Chúa ra (vung gươm), Ngài biết cách tự bênh vực và bảo vệ Ngài, như con sư tử biết cách tự vệ khi được thả ra tự do hoạt động.

Cầu nguyện luôn trong Thánh Linh là cầu nguyện theo sự chỉ dẫn, thúc giục của Đức Thánh Linh (18); cũng là biết lắng nghe Ngài dạy dỗ những điều khẩn nguyện nài xin cho anh em trong Chúa.  Hãy nhớ rằng cầu nguyện trong Thánh Linh phải thành nề nếp sinh hoạt thuần thục của tâm linh mỗi ngày, nó mới trở thành thứ vũ khí lợi hại và hữu ích.  Chờ đến lúc lâm trận mới sử dụng vũ khí cầu nguyện thì chẳng mấy khi hiệu quả.  Sứ đồ Phaolô vẫn cần tín hữu cầu thay cho ông, để ông có thể bạo dạn rao giảng Tin Lành dù khi đang mang xiềng xích (19–20).

Các câu 21–24 là phần kết thúc của thư tín Êphêsô.  Tichicơ đem thư nầy đến Êphêsô theo sự sai phái của Phaolô, để cho tín hữu Êphêsô biết tình trạng lao lý của Phaolô ra sao; ngoài việc đó, Tichicơ cũng có nhiệm vụ khích lệ lòng họ nữa (22).  Sự bình an, tình yêu thương, đức tin, và ân điển của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Giêxu Christ là những điều rất cần thiết cho đời sống tâm linh và thể chất của mọi người yêu mến Đức Chúa Giêxu Christ và trông đợi sự tái lâm của Ngài.  Không phải chỉ tín hữu tại Êphêsô cần, mà tất cả chúng ta đều cần như họ (23–24).

Epheso15.docx

Rev. Dr. CTB